
Chè Vằng
150,000₫ 120,000₫
- Sản phẩm 100% tự nhiên!
- Được chọn lọc kỹ càng với tất cả các sản phẩm
- Tuyệt đối nói không với hóa chất bảo quản
- Giao hàng nhanh nhất trong nội thành Hà Nội
- Hoàn tiền 100% nếu bạn không hài lòng

Error: Contact form not found.
Chè vằng là loại thảo dược thiên nhiên lành tính, an toàn và có những công hiệu tuyệt vời đối với sức khỏe. Từ lâu nó đã được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Một loại trà ngon với vị đắng rất đặc trưng.
Thế nhưng, không phải ai cũng biết đến loại dược liệu này và có thể nhận ra nó ở ngoài tự nhiên. Là đơn vị cung cấp dược thảo uy tín, có tâm với nghề, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về loại cây này, cùng như những tác dụng, cách sử dụng đúng. Ngoài ra, còn cung cấp loại chè vằng tốt nhất đến cho mọi người.
thảo dược quý cho bạn một cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng cân đối
Đặc điểm thực vật
Chè vằng hay còn gọi là chè cước man, chè cẩm văn, cẩm vân, dây vằng, lài ba gân, râm ri, râm leo,…. Loại cây này có pháp danh khoa học là Jasminum subtriplinerve blume, thuộc họ nhài (Oleaceae).
Đây là loại cây bụi nhỏ, mọc hoang ở khắp nơi. Đặc điểm nhận dạng là thân cây cứng, đường kính không quá 6mm, nhưng từng đốt có thể vươn dài hàng chục mét, phân rất nhiều nhánh. Phần thân có vỏ màu xanh lục, khá nhẵn.
Lá cây có hình bầu dục – mũi mác, mọc đối, phía cuống tròn, đầu lá nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn gần như cùng màu. Có 3 gân lá nổi rõ trên bề mặt. Càng về phía ngọn cành lá sẽ càng nhỏ. Hoa của cây cước man có màu trắng, thường nở vào tháng 3 – 4. Quả hình cầu, mọng, kích thước 7 – 8mm, khi chín có màu đen.
Cây chè vằng được tìm thấy chủ yếu ở khu vực trung du và vùng núi cao của nước ta. Phân bố tiêu biểu ở một tỉnh như: Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,…. Đặc biệt là hai dãy núi Hồng Lĩnh, Mồng Gà (ở Hà Tĩnh và Nghệ An) là nơi xuất hiện nhiều thảo dược này nhất.
Chè vằng có mấy loại? Cách nhận biết từng loại
Hiện tại, chè vằng có 3 loại được phân chia theo đặc điểm hình thái của lá cây, bao gồm:
Cây chè vằng sẻ: là loại cây vằng lá nhỏ, nhưng lại là loại tốt nhất, chứa hàm lượng dược tính cao nhất. Chè vằng sẻ có lá mỏng và nhỏ, khi khô vẫn giữ nguyên màu xanh nhạt, khi nấu nước cũng có màu xanh nhạt, có mùi thơm.
Cây chè vằng trâu: là cây vằng lá to, khi khô có màu nâu, nước đun sẽ có màu nâu sẫm, không có mùi thơm, hàm lượng dưỡng chất thấp hơn nhiều so với chè vằng sẻ.
Cây chè vằng núi: Riêng loại này được phân loại theo đặc điểm sinh trưởng. Cây thường mọc ở những vách núi cao, nơi có địa hình hiểm trở. Đặc điểm hình thái của loại này khá giống cây vằng sẻ nhưng dược tính thấp, không có tác dụng làm thuốc chữa bệnh, nên rất ít khi được sử dụng.
Hình ảnh khi cây cẩm vân ra hoa
Phân biệt chè vằng với cây lá ngón
Hai loại cây này có nhiều điểm khá giống nhau nên khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Nhưng một loại là thảo dược có tác dụng chữa bệnh (chè vằng) còn một loại lại cực độc (cây lá ngón) có thể gây chết người.
Theo kinh nghiệm dân gian, để phân biệt được hai loại cây này cần phải quan sát cẩn thận, dựa vào các chi tiết nhỏ trên lá, hoa và quả của cây.
Lá của dây vằng có 3 gân dọc nổi rõ trên bề mặt lá còn cây lá ngón không có.
Hoa vằng có màu trắng, 7 – 10 cánh. Còn hoa cây lá ngón có màu vàng, mọc thành chùm, phân từ 2 – 3 nhánh.
Quả cây vằng hình cầu nhỏ, khi chín có màu vàng, bên trong có 1 hạt. Còn quả của cây lá ngón lại có hình trụ, khi chín quả tự mở, bên trong có khoảng 40 hạt, diềm mỏng và phát tán theo gió.
Thu hoạch và bào chế cây chè vằng đúng cách
Cây mọc hoang dại nên sức sống khá mãnh liệt, có thể thu hái quanh năm. Nên chọn những cây trưởng thành, lá không bị sâu.
Sau khi thu hoạch có thể dùng lá cây để bào chế thành các dạng chế phẩm sau:
Chè vằng tươi: Sử dụng cả thân cành và lá. Đem dược liệu rửa sạch, chặt thành đoạn nhỏ. Thường dùng để nấu nước uống.
Chè vằng khô: Cây sau khi thu hoạch về sẽ đem rửa sạch, cắt thành đoạn nhỏ rồi đem phơi hoặc sấy khô, cũng có thể cho lên bếp sao vàng. Có thể dùng để pha trà hoặc sắc thuốc.
Cao cây vằng: Đun cành lá tươi trong 3 ngày 3 đêm đến khi cô đặc thành dạng cao. Cho vào hộp thủy tinh, để trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần.
Dạng viên nén: Loại này cần công nghệ hiện đại, sử dụng toàn bộ thân cành và lá vằng.
Thành phần dược tính của chè vằng
Theo các nghiên cứu y học, chè vằng có nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe, trong đó phải kể đến 3 thành phần quan trọng dưới đây:
Glycozit: Kích thích cảm giác ngon miệng, cải thiện hệ tiêu hóa
Flavonoid: Bảo vệ chức năng và các hoạt động của gan, tăng cường khả năng chống độc và thải độc cho gan.
Alcaloid: Thành phần hóa học có tác dụng hạ huyết áp, diệt khuẩn, chống oxy hóa, ngăn chặn tế bào gốc tự do. Đồng thời có tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương.
Theo nghiên cứu của Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên – thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ngoài 3 thành phần chính ở trên, trong cây chè vằng còn thấy nhiều sự tính khác.
Cụ thể là những thành phần hữu tích sau: 3β- acetyl- oleanoic, β-sitosterol, botulin, axit betulinic, iso–quercetrin, lupeol, rutin, astragalin, verbascosid, 6′-O-menthiafoloylverbascosid, daucosterol, dotriacontanol, nicotiflorin, isoverbascosid, iso-oleoverbascosid, apiosylverbascosid.
Dây vằng và những công dụng tuyệt với cho sức khỏe
Tác dụng của cây chè vằng theo Đông y
Theo Đông y, chè vằng có tính ấm, vị đắng và chát, chứa nhiều thành phần dưỡng chất, là một vị thuốc dân gian bổ ích với nhiều đối tượng khác nhau. Cụ thể:
- Uống nước nấu từ loại thảo dược tự nhiên này giúp thanh nhiệt, giải độc
- Chữa bệnh mất ngủ
- Hạ huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, mỡ máu, gan nhiễm mỡ
- Lợi sữa, chống viêm nhiễm cho phụ nữ sau khi sinh
- Ngăn ngừa các bệnh ung thư
- Giảm cân giữ dáng
- Chữa các vết thương do côn trùng đốt
- Chữa kinh nguyệt không đều
Tìm hiểu thêm: Công dụng tuyệt vời của cây tầm gửi gạo
Cách sử dụng chè hiệu quả
Một số cách dùng thảo dược chè vằng đơn giản, dễ làm mà mang đến hiệu quả cao, ai cũng có thể thực hiện.
Nấu nước chè khô
- Bước 1: Chuẩn bị 50g chè khô, đem rửa qua với ấm để loại bỏ bụi bẩn rồi cho vào nồi hoặc ấm.
- Bước 2: Đổ khoảng 1500ml nước vào và đun sôi trong khoảng 15 phút để thảo dược tiết hết những dược chất bên trong.
- Bước 3: Vặn lửa nhỏ, để liu riu tới khi nước chuyển sang màu vàng sậm thì tắt bếp.
- Bước 4: Chắt phần nước cốt thu đước vào phích hoặc bình giữ nhiệt để uống thay nước lọc mỗi ngày.
Dùng dây vằng uống trà mỗi ngày
Cách sử dụng cao chè vằng
Một trong những chế phẩm phổ biến của dược liệu này ở các tỉnh miền núi chính là cao chè vằng. Loại này có rất nhiều cách dùng, tùy theo đối tượng sử dụng. Hoa Lá Cành gợi ý cho bạn một số cách dùng thường gặp dưới đây:
Cách 1: Pha chè nguyên chất
Cách làm khá đơn giản, lấy 1 miếng cao chè pha cùng 3000ml nước ấm, uống thay nước lọc hàng ngày. Cách này thường sử dụng cho chị em phụ nữ sau sinh, giúp lợi sữa, chống viêm rất tốt.
Cách 2: Pha chè vằng sữa
Nguyên liệu: Cao chè, sữa đặc và nước sôi
Thực hiện: Cao chè chia nhỏ (để vào tủ ngăn mát tủ lạnh sau sẽ dễ chia hơn). Lấy một lượng vừa đủ cho vào cốc và đổ nước sôi vào chờ đến khi cao đã tan ra. Cho sữa đặc vào cốc, đổ nước cao chè vào, dùng thìa khuấy đều và uống luôn khi còn nóng.
Xem thêm: Cách pha trà với La Hán quả
Một số kiêng kỵ khi dùng chè vằng bạn nên chú ý
Uống nước trà vằng rất tốt, có nhiều tác dụng bổ ích cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không sử dụng trong các trường hợp sau đây:
- Phụ nữ có thai tránh sử dụng vì có thể gây nên sự co bóp tử cung, dẫn đến sảy thai.
- Người bị huyết áp thấp cũng không nên dùng vì nó sẽ làm huyết áp tụt xuống hơn nữa.
- Không cho trẻ em dưới 2 tuổi uống loại chè này.
- Phụ nữ đang cho con bú có thể sử dụng nhưng không nên quá lạm dụng, có thể dẫn đến tình trạng mất sữa.
- Những người có tiền sử dị ứng với thảo dược, dị ứng với thành phần của cây chè vằng thì không được dùng.
Chè vằng giá bao nhiêu và mua ở đâu chất lượng nhất?
Đây là loại thảo dược quý nhưng không quá đắt đỏ, vì có sản lượng khá cao, là loại cây phổ biến ở Việt Nam. câu cẩm vân mọc hoang rất nhiều, ngoài ra nó cũng được nuôi trồng ở khá nhiều nơi.
Chè bằng khô chất lượng cao
Hiện nay, trên thị trường giá chè vằng khô dao động từ 120.000 – 200.000 đồng/kg tùy vào chủng loại và cả thời điểm bán. Trong đó, vằng sẻ là loại có giá cao hơn hẳn vằng trâu và vằng núi.
Mua chè vằng ở đâu giá tốt? Nhiều người chọn mua cây con tại các đại lý bán các giống cây dược liệu, về trồng để sử dụng dài lâu. Tuy nhiên, đa số mọi người chọn mua các sản phẩm đã sấy khô hoặc cao chè về dùng dần, giá không quá cao mà không mất công chăm sóc, thu hái, bào chế.
Để mua được loại dược liệu chè vằng chuẩn, chất lượng tốt và mức độ an toàn cao bạn hãy liên hệ ngay với Hoa Lá Cành. Sản phẩm chúng tôi cung cấp đảm bảo về nguồn gốc, xuất xứ, 100% từ thiên nhiên, tuyệt đối nói không với chất bảo quản.
Xin vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Số 68A tổ 10 Ngõ Ga Hà Đông, P. Phú La- Hà Đông- Hà Nội
Hotline: 02466.50.7000 – 091.577.3000
Email: hoalacanh2583@gmail.com
Website: hoalacanh.net
Zalo: 091 577 3000
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Chè Vằng” Hủy
Sản phẩm tương tự
Thảo Dược
Đồ Ngâm Rượu
Thảo Dược
Thảo Dược
Đồ Ngâm Rượu
Đồ Ngâm Rượu
Thảo Dược
Thảo Dược
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.