
Nấm Linh Chi
1,500,000₫
- Sản phẩm 100% tự nhiên!
- Được chọn lọc kỹ càng với tất cả các sản phẩm
- Tuyệt đối nói không với hóa chất bảo quản
- Giao hàng nhanh nhất trong nội thành Hà Nội
- Hoàn tiền 100% nếu bạn không hài lòng

Error: Contact form not found.
Hàng nghìn năm nay, nấm Linh Chi được xem là loại dược liệu quý giá, sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Vậy, nấm Linh Chi là gì? Nó có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe con người? Mua nấm Linh Chi ở đâu đảm bảo chất lượng? Hoa Lá Cành ngày hôm nay sẽ bật mí cho bạn, hãy theo dõi cùng chúng tôi nào!
Nấm Linh Chi – thảo dược quý mà “mẹ thiên nhiên” ban tặng cho con người
Nấm Linh Chi là vị thuốc xuất hiện rất nhiều trong các văn thư cổ, được xem là một trong những loại “thượng dược” của Y học cổ truyền.
Cây linh chi tự nhiên
- Tên khoa học: Ganoderma lucidum (Leyss.ex. Fr.) Karst
- Tên Tiếng Anh của nấm Linh Chi: Lingzhi mushroom, Reishi mushroom.
- Cây thuộc họ nấm gỗ Ganodermataceae, cùng họ với nấm lim xanh rừng tự nhiên.
- Tên gọi khác: Linh Chi Thảo, Tam Tú, Mộc Linh Chi, Tiên Thảo, Nấm Trường Thọ, nấm Thần Linh, cỏ Huyền Diệu,…
Loại nấm này thường mọc hoang trong các cánh rừng nguyên sinh, nơi có độ ẩm cao, ít ánh sáng. Nấm Linh Chi thường mọc thành các cụm với nhau, nhưng đôi khi chúng tồn tại đơn lẻ trên những thân cây đã chết, mục.
Mộc Linh Chi phân bố chủ yếu ở các nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc Nhật Bản, Việt Nam,…. Tại nước ta, loại dược liệu này phân bố chủ yếu ở các khu rừng nguyên sinh ở Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Vườn quốc gia Bến En (Thanh Hóa), Quảng Nam, rừng Hương Sơn, Tiên Phước (Hà Tĩnh), Tây Nguyên, Phú Quốc,….
Đặc điểm hình thái tự nhiên
Cây nấm Linh Chi có cấu tạo gồm 2 bộ phận là mũ nấm và cuống nấm. Đặc điểm của từ bộ phận như sau:
Cuống nấm: có độ dài khoảng 15 – 20cm, đường kính trung bình từ 0,5 – 3cm. Loại nấm này không phân nhánh, hình dáng đôi khi uốn khá cong queo.
Mũ nấm: khi cây còn non mũ nấm có hình chùy, màu nâu nhạt. Đến giai đoạn trưởng thành nó sẽ chuyển sang màu đỏ sẫm, có hình bán nguyệt hoặc hình quạt. Nhiều cây nấm Linh Chi quý trên mũ nấm xuất hiện nhiều vân đồng tâm, lượng sóng hoặc vân tán xạ vô cùng ấn tượng.
Mộc Linh Chi có mấy loại?
Tùy theo nguồn gốc, điều kiện sống mà nấm Linh Chi sẽ có hình dáng, kích thước, màu sắc và công hiệu khác nhau. Để phân loại dược liệu quý này các thầy thuốc sẽ căn cứ vào nguồn gốc, xuất xứ và đặc điểm về màu sắc. Cụ thể phân loại như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.
Phân loại theo nguồn gốc, xuất xứ
Dựa theo nguồn gốc Linh Chi Thảo được phân làm 4 loại chính, gồm:
Nấm Linh Chi Việt Nam: là nấm sinh trưởng, phát triển trên lãnh thổ Việt Nam. Các nhà khoa học tìm thấy 26 loại Linh Chi ở khắp các vùng miền nước ta như: Linh Chi đỏ, Linh Chi xanh, Linh Chi đen,…. Mộc Linh Chi của Việt Nam có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, giá trị dược liệu cao, đặc biệt là Linh Chi đỏ.
Nấm Linh Chi Hàn Quốc: Đây là loại Linh Chi Thảo có kích thước to, dày và có vị đắng nhất. Nấm được đánh giá cao về dược tính. Đặc điểm của loại nấm này là hình dáng tròn, hơi méo, đường kính mũ nấm (hoặc tai nấm) từ 15 – 30cm, trọng lượng dao động từ 70 – 300gr/gốc. Nấm Hàn Quốc có màu đỏ sậm ngả sang nâu, mặt dưới có màu vàng chanh, ruột nấm màu vàng nhạt.
Mộc Linh Chi của Hàn Quốc
Nấm Linh Chi Nhật Bản: Phần lớn loại nấm này được nuôi trồng tại Nhật, trong điều kiện môi trường tốt, thời gian dài gấp đôi các loại nấm khác. Nấm có hình dáng khá tròn, đầy đặn, cầm chắc tay. Mũ nấm có bề mặt bóng loáng, màu đỏ hơi ngả sang tím, khi chạm vào sẽ thấy cứng và dày hơn nấm Việt Nam. Mặt dưới có màu vàng chanh, ruột nấm có màu vàng gỗ đặc trưng.
Nấm Linh Chi Trung Quốc: Dáng cây to, đường kính mũ nấm dao động từ 15 – 30cm, khá giống nấm Hàn Quốc. Mũ nấm có màu đỏ nhạt hoặc vàng nghệ, mặt dưới màu hơi ngả sang nâu, phần ruột có màu nâu nhạt. Loại nấm này có vị đắng như nấm Việt Nam, nhưng giá trị dược liệu thấp hơn.
==> Xem thêm: Nấm lim xanh rừng tự nhiên
Phân loại theo màu sắc
Dựa theo màu sắc để phân loại nấm Trường Thọ là cách phổ biến nhất, đơn giản mà dễ nhận biết. Theo đó, loại nấm tự nhiên này được phân thành 6 loại dưới đây:
Xích chi (đỏ): Cây có màu đỏ sẫm tự nhiên, tính bình, vị đắng là loại nấm Linh Chi có chất lượng cao nhất.
Thanh chi (xanh): Phần tai nấm có màu xanh, tính bình, có vị chua nhẹ, không độc. Loại thảo dược này thường dùng trong các bài thuốc giúp tăng cường thị lực, thanh nhiệt giải độc gan,…
Hoàng chi (vàng): Nấm có màu vàng nhạt hoặc đậm tùy vào độ tuổi của cây. Loại này có vị ngọt, tính bình, có công hiệu tỳ khí, bổ phổi, điều hòa cơ thể.
Bạch chi (trắng): Nấm Linh Chi này có màu trắng đặc trưng, tính bình, vị cay, hàm lượng dược tính ổn định. Đây là vị thuốc tự nhiên đem lại hiệu quả cao an thần, bổ phổi, thông mũi, chữa bệnh ho,…
Hắc chi (đen): Loại nấm này khá hiếm, rất ít khi xuất hiện trên thị trường. Nấm có màu đen, tính bình, vị mặn. Loại này hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh ung thư, giúp tăng cường lưu thông máu, trị bí tiểu,…
Tử chi (tím đỏ): Bề mặt mũ nấm có màu tím sậm, không độc, tính bình và có vị ngọt. Nấm Linh Chi tím thường sử dụng trong điều trị các bệnh về xương khớp rất tốt, giúp tăng cường gân cốt, dưỡng da, làm đẹp,…
Các loại chế phẩm của linh chi tự nhiên
Phân loại nấm theo dạng chế phẩm
Ngoài 2 cách phân loại phổ biến trên, trong Đông y các vị thầy thuốc còn dựa vào chế phẩm của Nấm Linh Chi để chia loại sử dụng. Theo đó, chúng ta có 3 loại chính:
Nấm nguyên tai: Thành phẩm sau khi bào chế vẫn duy trì hình dáng ban đầu với dáng tròn, hình mũ hoặc sừng hươu. Loại này thường ít được sử dụng do khá tốn thời gian chiết xuất.
Dạng thái lát: Nấm được thái lát theo chiều ngang cây nấm. Dạng chế phẩm này khá tiện dụng, không mất nhiều thời gian chiết xuất mà chất lượng vẫn đảm bảo.
Dạng bột: Phần tai nấm Linh Chi được xay nhuyễn thành bột mịn. Loại này dễ dàng chiết xuất, nhưng khi dùng cần có bộ lọc lại bã.
Thành phần hóa học trong cây nấm Linh Chi
Các thành phần hóa học chính gồm: Acid amin (đặc biệt là lysine và leucine), protein, triterpenes, glycoprotein, polysaccharides (carbohydrate), phenol, nucleotide, chất xơ, terpenoids, steroid.
Ngoài ra còn có một số vitamin và khoáng chất như: kali, canxi, sắt, kẽm, đồng, phốt pho, magiê, selen,…
Công dụng tuyệt vời của Linh Chi Thảo tự nhiên
Cụ thể cây thuốc tự nhiên này có tác dụng gì đối với sức khỏe con người? Hiện nay, loại nấm quý này được sử dụng phổ biến cả trong Đông Y và Tây Y, cụ thể trong mỗi cách dùng chúng mang đến hiệu quả gì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm.
Trong Đông y
Linh Chi Thảo có tính bình, vị đắng quy và các kinh Tâm, Can, Thận và Phế.
Trong văn thư cổ, vị thuốc quý này còn được nhắc tới nhiều trong các bài thuốc dùng để bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh. Cụ thể, nó có tác dụng bổ phế, lợi khí, làm giảm căng thẳng, mệt mỏi; giúp an thần, bổ khí, tăng vị giác, cải thiện trí não; uống nấm Linh Chi cũng giúp làm sáng mắt, tăng thị lực, bổ dương tráng thận,…
Trong sách y học cổ truyền có nói, Linh Chi Thảo có khả năng “phù chính khu tà” – tức là tăng cường thể chất, trừ được bệnh tật.
==> Khám phá ngay: Sâm Quy Đá và những công hiệu thần kỳ
Trong Tây y
Dựa trên những thực nghiệm lâm sàng, các nhà khoa học đánh giá về hiệu quả trị liệu của cây Linh Chi, chúng ta phải kể đến các công hiệu “thần kỳ” sau:
- Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, giúp kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
- Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, tăng cường tuần hoàn và thúc đẩy quá trình lưu thông máu.
- Hạ huyết áp, giảm cholesterol
- Điều trị suy nhược thần kinh, giúp cải thiện các triệu chứng đau đầu, mất ngủ, chóng mặt,…
- Ức chế tế bào thượng bì phế quản, hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản, hen suyễn.
- Nấm Linh Chi tự nhiên giúp điều trị bệnh viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ bằng khả năng ức chế virus tấn công tế bào gan, cải thiện chỉ số men gan, tăng tính thải độc của gan và mật.
- Linh Chi có tác dụng làm đẹp tuyệt vời, có thể điều trị bệnh rụng tóc, cải thiện tuần hoàn ở da và khử các gốc tự do giúp làm mịn da.
- Linh Chi cũng có hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường, làm giảm đường huyết, đường niệu.
Cách sử dụng nấm Linh Chi theo Đông y
Loại thảo dược này có vị đắng và khá khó uống. Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể kết hợp thêm với mật ong, cam thảo, atiso hoặc các loại thảo dược lành tính khác.
Dưới đây là một số cách dùng bạn có thể tham khảo
Cách 1: Đun nước
Nguyên liệu: 15 – 30g nấm Linh Chi cắt lát và 1000ml nước lọc
Thực hiện: Cho nấm và nước vào ấm đun sôi khoảng 2 – 3 phút, tắt bếp để ngâm khoảng 5 phút, rồi tiếp tục đun sôi khoảng 30 phút (để lửa liu riu), khi nào nước cạn còn khoảng 800ml là được.
Sau lượt nước đầu tiên, bạn vớt nấm ra cắt nhỏ khoảng (1cm), rồi cho đun tiếp cùng với 1000ml nước (như lượt nước đầu tiên). Đun thêm lượt thứ 2 và thứ 3.
Sau 3 lượt đun bạn sẽ thu được 2400ml nước nấm Linh Chi. Chỉ cần cho vào bình và bảo quản trong tủ lạnh, để uống thay nước hàng ngày.
Khi nấu có thể cho thêm cam thảo hoặc táo đỏ để dễ uống hơn.
Sử dụng bột Linh chi để pha trà uống
Cách 2: Pha trà
Nguyên liệu: Bột nấm Linh Chi
Thực hiện: Cho bột vào ấm hãm bằng nước thật sôi. Hãm trong khoảng 5 – 10 phút rồi dùng. Uống cả bã sẽ hơi khó chịu, nhưng sẽ bạn tận dụng được hết công dụng của loại dược liệu này.
Cách 3: Ngâm rượu
Nguyên liệu: 200g nấm khô loại nguyên tai hoặc thái lát, 2 lít rượu khoảng 39 độ
Thực hiện: Cho nấm và rượu vào bình ngâm, để khoảng 30 ngày thì sử dụng, để được càng lâu càng tốt.
Sử dụng: Uống sau bữa ăn tối, mỗi lần 1 – 2 ly nhỏ.
Cách 4: Nấu ăn
Dùng nước đun từ loại thảo dược quý giá này để nấu canh, súp hoặc các món hầm để bồi bổ cho người mới ốm dậy hoặc người già yếu.
Cách 5: Dưỡng da
Trộn một lượng bột Linh Chi vừa đủ với mật ong có thể làm mặt nạ dưỡng da rất tốt.
Lưu ý về mức độ an toàn của Linh Chi Thảo
Bất kể loại thảo dược nào cũng vậy, chúng chỉ thực sự an toàn khi sử dụng đúng liều lượng, đúng cách, đúng thời điểm. Theo khuyến cáo của các nhà y học, bạn nên lưu ý một số điểm sau đây:
Rối loạn xuất huyết/đông máu: Cây thuốc này có tác dụng giảm tiểu cầu, nếu liều dùng quá cao sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, làm rối loạn xuất huyết.
Huyết áp thấp: nam linh chi có hiệu quả làm hạ huyết áp, can thiệp vào quá trình điều trị. Người huyết áp thấp nên tránh không sử dụng.
Phẫu thuật: Dừng sử dụng dược thảo này ít nhất 2 tuần trước khi làm phẫu thuật theo lịch trình.
Phụ nữ mang thai và cho con bú: Hiện nay không có đủ thông tin về việc sử dụng nấm Linh Chi cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Cho nên khi sử dụng, các bà mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Một số tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp phải khi sử dụng Linh Chi sai liều lượng, sai cách.
- Gây khô miệng, ngứa cổ họng và vùng mũi
- Đau bụng
- Chảy máu cam
- Uống rượu ngâm Linh Chi có thể bị phát ban da
- Hít phải bào tử nấm có thể bị dị ứng
- Sử dụng dạng bột quá liều lượng sẽ gây tác động xấu đến gan
Loại Linh Chi đỏ Việt Nam
Địa chỉ mua nấm Linh Chi uy tín và chất lượng nhất hiện nay
Có thể tìm mua nấm Linh Chi ở đâu? Bạn có thể đến các nhà thuốc y học cổ truyền có danh tiếng và uy tín để mua sản phẩm chất lượng chuẩn. Hoặc ghé thăm các cửa hàng chuyên bán nấm Linh Chi và đồ thảo dược để tìm sản phẩm chất lượng.
Tuy nhiên, thị trường nấm Linh Chi hiện nay khá hỗn loạn, có quá nhiều thương hiệu, nhà cung cấp với mẫu mã, giá cả đa dạng khiến người mua cảm thấy hoang mang. Nếu bạn đang gặp tình trạng như vậy, hãy đến ngay với Hoa Lá Cành, một địa chỉ chuyên cung cấp dược thảo, đồ ngâm rượu thuốc uy tín, chất lượng và chuyên nghiệp hàng đầu hiện nay.
Linh Chi Thảo chúng tôi cung cấp là loại tự nhiên có hàm lượng dược tính cao, cây to khỏe, đủ ngày, đã được loại bỏ độc tố hoàn toàn. Nấm được sấy khô bằng công nghệ hiện đại, bảo toàn nguyên vẹn dưỡng chất quý. Đảm bảo 100% không chất bảo quản.
Bạn có thể đặt mua hàng theo hình thức online trên website hoalacanh.net hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua địa chỉ dưới đây:
Địa chỉ: Số 68A tổ 10 Ngõ Ga Hà Đông, P. Phú La- Hà Đông- Hà Nội
Hotline: 02466.50.7000 – 091.577.3000
Email: hoalacanh2583@gmail.com
Website: hoalacanh.net
Zalo: 091 577 3000
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Nấm Linh Chi” Hủy
Sản phẩm tương tự
Đồ Ngâm Rượu
Đồ Ngâm Rượu
Đồ Ngâm Rượu
Đồ Ngâm Rượu
Do Ngam
Đồ Ngâm Rượu
Đồ Ngâm Rượu
Do Ngam
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.