Nhắc tới ba kích người ta nói đến ngay Ba Kích Tím Quảng Ninh. Nói đến vùng đất Ba Che- Tiên Yên Quảng Ninh. Chúng ta biết ngay tới một loại dược liệu được sử dụng để ngâm rượu có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực cho cánh mày râu. Ngoài ra, ba kích còn có những công dụng tuyệt vời gì, sử dụng ra sao để đạt hiệu quả tốt nhất. Thông tin cụ thể dưới đây sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về loại thảo dược này.
Đặc điểm nhận biết cây ba kích:
Rất nhiều người còn băn khoăn không biết ba kích là gì, nhận biết như thế nào. Cây ba kích là loại cây dây leo, dạng thân thảo, thân mảnh, có nhiều lông mịn. Dược liệu này còn được biết tới với tên gọi khác như: ba kích thiên, diệp liễu thảo, nhàu thuốc, dây ruột gà,… Cây thường leo thành từng bụi mọc ven rừng có độ cao dưới 500m. Hầu như tất cả bộ phận của ba kích đều có thể sử dụng làm vị thuốc với các đặc điểm như sau:

- Lá đơn nguyên, mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn nhọn
- Đầu là ngọn gấp, đuôi lá có hình tròn hoặc hình tim
- Phiến lá có màu xanh khi non, chuyển màu trắng mốc hoặc màu nâu tím khi lá khô.
- Mặt dưới phiến lá có khoảng 8 lá gân thứ cấp
- Hoa cây diệp liễu thảo có màu trắng hoặc vàng thường tập trung thành tán ở đầu cành
- Đài hoa hình ống gồm một số lá đài nhỏ, phát triển không đồng đều.
- Quả dược liệu có hình cầu, quả kép phủ lông, khi chín sẽ có màu đỏ.
Tìm hiểu ba kích có mấy loại?
Có nhiều cách phân loại ba kích, tuy nhiên hiện nay dựa theo đặc điểm bên ngoài và trạng thái của dược liệu ta có thể chia thành các loại chủ yếu như sau:
Ba kích tím
Hình dáng bên ngoài của cây – củ:
- Lá dài hình mác hình thuôn, cuống ngắn
- Lá mọc đối xứng, phiến cứng có nhiều lông ở mép và ở gân. Khi già lá cây có màu trắng mốc và ít lông hơn.
- Lá non có mầm xanh lục, lá kèn mỏng ôm sát vào thân.
- Hoa lúc đầu nở có màu trắng, sau đó chuyển sang màu vàng, thường tập trung ở tán
- Quả diệp liễu thảo tím hình cầu có màu đỏ cam khi chín.
